Lịch sử trường THCS Quảng Đại

Đăng lúc: 20:12:45 22/04/2020 (GMT+7)

Trường THCS Quảng Đại được đón bằng công nhận trường Chuẩn quốc Gia, Đơn vị đạt Văn hóa cấp tỉnh năm 2013, giấy khen của Giám đốc SGD&ĐT, giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương, UBND Thị xã Sầm Sơn

                                TRƯỜNG THCS QUẢNG ĐẠI

 

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG THCS

Trường THCS Quảng Đại được xây dựng trên khu đất rộng rãi, thoáng mát với diện tích 9100m2. Trường nằm tại trung tâm của xã đã tạo điều thuận lợi trong việc đi lại của học sinh khi đến trường cũng như khi tan học, đảm bảo an toàn giao thông cho các em.

·        GIAI ĐOẠN TIỀN THÀNH LẬP TRƯỜNG.

1.     Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945

Với chính sách  ngu dân của thực dân Pháp nên việc học tập của nhân dân xã Quảng Đại chưa được chú trọng. người biết chữ quốc ngữ ở xã rất ít. Số người biết chữ có thể nói là đếm trên đầu ngón tay và trình độ cũng rất thấp, không có một ai đậu nổi Primero ( Tốt nghiệp tiểu học) chỉ có 1 số ít đậu sơ học yếu lược như:

 - Ông:  Nguyễn Huy Dự   -  Làng Bùi Hòa ( Nay là thôn 3)         

 - Ông: Nguyễn Danh Ngô - Làng Nghiêm Kênh ( Nay là thôn 4)        

 - Ông:  Nguyễn Huy Truyền- Làng Bùi Đông ( Nay là thôn 3)            

 - Ông:  Nguyễn Danh Lâm -  Làng Nghiêm Kênh ( Nay là thôn 4)        

 - Ông: Nguyễn Danh Phương - Làng Nghiêm Kênh ( Nay là thôn 4)             

 - Ông:  Nguyễn Danh Thiêm -  Làng Nghiêm Kênh ( Nay là thôn 4)        

 - Ông:  Nguyễn Danh Phiệt -  Làng Nghiêm Kênh ( Nay là thôn 4)            

Ngoài ra còn một số học ở trường Pháp Việt nhưng chưa có trình độ sơ học yếu lược như:          Nguyễn Danh Ngậu, Nguyễn Danh Bằng, Nguyễn Thế Dũng, Trần Xuân Diện, Phạm Văn Duyến, Phạm Văn Tiệp, Phạm Văn Lịch, Phạm Văn Thiều. Số anh em này sau Cách mạng tháng Tám vẫn theo học bậc tiểu học và  cấp II  trường Huyện (Trường Du Côn - Trường quốc lập đầu tiên của Huyện Quảng Xương).

                   Khi Mặt trận dân chủ Đông Dương ra đời phong trào học chữ quốc ngữ được đặt ra, cũng từ đó số người nêu  trên mới được học lại các lớp tiếp theo.

                   Ngoài số ít người có chút ít trình độ Quốc ngữ thì cũng có một số ít thanh niên theo học chữ nho ở nhà ông Tổng Miên ( bố anh Ngô, Lâm) thôn 4 hoặc vào làng Nghiêm học với ông Phó Thiện.

                   Nói tóm lại trước Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 trình độ dân trí của nhân dân trong xã còn thấp, hầu hết là mù chữ. Số người biết chữ Quốc ngữ khoảng 0,2%.

2. Giai đoạn 1945 đến 1952

    Cách mạng Tháng Tám thanh công đã mở ra cho nước ta một kỷ nguyên mới. Ngay từ những ngày đầu của cuộc cách mạng, đất nước ta còn gặp khó khăn, nhân dân trải qua một nạn đói khủng khiếp, bọn phản động trong nước cấu kết với các lực lượng nước ngoài nhằm bóp chết chính quyền non trẻ của chúng ta.

          Ngày 01/9/1945 Bác Hồ nêu rõ: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác nhất mà bọn Thực dân Pháp dùng để cai trị nước ta…” Bác coi  “mù chữ cũng là một thứ giặc”. Người đề ra nhiệm vụ cho toàn dân là: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”.  Và đề nghị mở chiến dịch chống nạn mù chữ. Hưởng ứng phong trào này Quảng Đại khắp thôn xóm đâu đâu cũng có các lớp bình dân học vụ mà lớp học chủ yếu là ở các gia đình, ở đình làng, điếm canh.

          Những người đi đầu trong các phong trào này được mệnh danh là “Chiến sĩ diệt giặc dốt”. Tiêu biểu như bác Nguyễn Huy Truyền (Thôn 9), Nguyễn Hữu Cừ (Thôn 4), Phạm Văn Tị (Thôn 7). Đặc biệt năm 1946 có anh Trần Hữu Sen (Thôn 5) mở lớp dạy tại nhà, dạy theo chương trình Tiểu học, lớp học này duy trì được 2 năm sau đó anh Sen đi làm cán bộ Y tế và thoát ly ( đã mất tại Thái Nguyên).

          Bên cạnh các lớp bình dân học vụ một số con em trong xã đã đi học lớp 1, lớp 2 ( chủ yếu học ở hai xã Quảng Hải, Quảng Giao bây giờ).

          Từ năm 1947 đến năm 1952 hầu hết con em trong xã đi học phổ thông phải xuống Hải Nhuận, làng Đai ( Xã Quảng Hải) để học. Lớp học sinh phổ thông đầu tiên theo học hệ 9 năm đó như:

         - Phạm Văn Bảo – Thôn 6

         - Nguyễn Dương Gia -  Thôn 5

    - Nguyễn Danh Bùi – Thôn 2  

    - Lê Xuân Phong – Thôn 2

         - Nguyễn Văn Đợi -  Thôn 7

         - Nguyễn Văn Viên – Thôn 9

    - Viên Đình Tí – Thôn 7.

Số người này về sau đều là cán bộ thoát ly và đều thành đạt như ông Phạm Văn Bảo nguyên trưởng phòng giáo dục Quảng Xương, hiệu trưởng trường THPT Quảng Xương I, ông Nguyễn Dương Gia, Nguyễn Danh Bùi đều công tác tại Hà Nội. Phạm Văn Thặng nguyên phó giám đốc Sở Giáo dục Gò Công về sau làm phó Phòng Giáo dục Quảng Xương .Tiến sĩ Nguyễn Danh Lâm (Thôn 2) công tác tại Viện KHCN Việt Nam;  Ông Lê Xuân Phong (Thôn 2) nguyên là  Hiệu trưởng trường Tiểu học Quảng Đại.

Với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ giáo viên, với ý chí ham học hỏi, vươt lên chính mình của lớp lớp thế hệ học  sinh ; Được sự quan tâm sâu sát của ngành của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân toàn xã nên trong giai đoạn này nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được ngành đánh giá cao; lãnh đạo địa phương và nhân dân tin yêu. Điển hình như các  đồng chí  

3. Giai đoạn từ năm 1953 - 1970

Giai đoạn này con em của địa phương sau khi học hết cấp I phải đi học ở các xã lân cận như Quảng Hùng, Quảng Giao, Quảng Hải. Sau hòa bình lặp lại, Miền Bắc vừa lo xây dựng lại đất nước vừa lo chi viện cho chiến trường Miền Nam. Tiếp theo là chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Miền Bắc, đời sống nhân dân đặc biệt khó khăn, trường học xa nhà, lớp học tạm bợ dưới hầm lũy nhưng với truyển thống hiếu học của địa phương có rất nhiều người con của Quảng Đại đã trưởng thành bằng con đường học vấn, là tấm gương sáng  cho các thế hệ con cháu noi theo. Trong giai đoạn này ở từng làng có nhiều  người khá thành đạt, điển hình như: 

* Làng Nghiêm Phùng (nay là thôn 2) có các ông , bà như: Lê Đình Vũ, bác sĩ quân y công tác tại bệnh viện 71 TW nay đã nghỉ hưu.

* Làng nghiêm kênh (nay là thôn 4) có các ông , bà như: Nguyễn Thị Giang , nguyên là giảng viên trường ĐHSP Vinh; Nguyễn Thị Phụng, thạc sĩ, giảng viên trường ĐH Hồng Đức.

* Làng Bùi Đông (nay là thôn 5)  có các ông , bà như: Nguyễn Dương Hỉ, kỹ sư điện.

* Làng Mỹ Lâm (nay là thôn 6)  có các ông , bà như: Ông Phạm Văn Ất, nguyên giảng viên ĐH Hồng Đức; Phạm Thị Thanh Trà phòng viên đài tiếng nói Việt Nam, Trưởng ban biên tập; Phạm Văn Hải nguyên trưởng phòng GD, Phó chủ tịch UBND Huyện; Phạm Thị Hẹn nguyên biên tập báo nhà máy xi măng Bỉm Sơn; Phạm Văn Át, đại tá nguyên giảng viên Học viện phòng không không quân.

* Làng Phú Xã (nay là thôn 7,8,9)  có các ông , bà như: Nguyễn Văn Lệ tiên sĩ Viện khoa học quân sự Việt Nam; Trịnh Quang Lực nguyên là giàng viên trường ĐH Hồng Đức; Nguyễn Bá Lương, bác sĩ chuyên khoa II hiên đang công tác tại bệnh viện Thống Nhất TPHCM....

  Có thể nói giai đoạn từ 1953  đến  1971 được xem là giai đoạn khó khăn nhất cả về con người và cơ sở vật chất. Khi cả nước đang dốc toàn lực cho Miền Nam, các thế hệ học  trò ngày ấy luôn cố gắng vượt bậc để đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận.

               *   GIAI ĐOẠN TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY

1. Giai đoạn  1971 – 1975:

          Năm  học 1971  - 1972 Trường cấp II Quảng Đại chính thức được thành lập, do thầy Đỗ Xuân Xiển quê Quảng Đức  làm hiệu trưởng.

Năm học 1972- 1973 do Thầy Phạm Văn Tiêu quê Quảng Đại làm Hiệu trưởng.

Năm học 1973- 1974, do thầy Lê Trung Rạng quê Quảng Ninh làm Hiệu Trưởng.

Năm học 1974 – 1975 do Thầy Cao Văn Nguyện quê Quảng Thọ làm Hiệu Trưởng

 Trường được đặt tại khu trại chăn nuôi cũ của xã với 5 lớp học. Những ngày đầu thành lập với muôn vàn khó khăn thách thức tưởng chừng như không vượt qua nổi. Nguồn động viên lớn nhất đối với thầy và trò là người dân Quảng Đại rất ủng hộ phong trào dạy học, nhân dân đã cho mượn nhà làm lớp học, ngả cánh cửa làm bàn học cho học sinh.

Chiến tranh ác liệt là thế, cái sống – cái chết kề bên, song trên mặt trận văn hoá những người chiến sĩ với hành trang cây bút, viên phấn, vẫn chiến đấu âm thầm, lặng lẽ mang ánh sáng tri thức  đến cho mọi nhà. Thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng  “ Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Giáo viên và học sinh giúp dân gặt lúa, làm thuỷ lợi, làm đường liên thôn, bom đạn giặc Mỹ không ngăn được bước chân của các em tới trường, không làm nguội tắt ngọn lửa nhiệt tình trong trái tim mỗi thầy cô. Tinh thần lạc quan của thầy và trò là nguồn động lực thúc đẩy những người ở tiền tuyến chiến đấu anh dũng hơn.

Dù điều kiện gian khổ khó khăn như thế nhưng tất cả đều được khắc phục bằng lương tâm, trách nhiệm và lòng tận tuỵ của mỗi thầy cô như: Thầy Phạm Văn Bản, thầy Lê Quang Nhâm. Họ là chiến sĩ xung kích trên mặt trận giáo dục để đem lại lớp trò ngoan, học giỏi, nhiều người đã trưởng thành như:

* Làng Bùi Hòa (nay là thôn 3) có các ông , bà như: Lê Thị Kỳ, thạc sĩ tâm lý giáo dục

* Làng Bùi Đông (nay là thôn 5)  có các ông , bà như: Nguyễn Đức Dũng, đại tá công an tỉnh Khánh Hòa...

* Làng Mỹ Lâm (nay là thôn 6)  có các ông , bà như: Phạm Văn Tuyết tiến sĩ luật học; Phạm Văn Huynh đại tá, hiệu trưởng trường Giáo dưỡng Bộ công an.

* Làng Phú Xã (nay là thôn 7,8,9)  có các ông , bà như: Trần Hữu Lương đạt tá giảng viên trường quân chính quân khu 7; Phạm Văn Ban Đại tá trưởng phòng xăng dầu Bộ quốc phòng; Hoàng Văn Quang , đại tá công tác tại Bộ tổng tham mưu...

Với sự hy sinh của thầy và trò trong nhà trường, sự quan tâm của địa phương và đặc biệt là sự chỉ đạo của ngành giáo dục trong thời gian này nhà  trường đã từng được nhận giấy khen của Phòng giáo dục; Công đoàn nhà trường đã được công nhận danh hiệu “Công đoàn 4 tốt cấp Huyện”. Tỉ lệ học sinh lên lớp và thi hết cấp đều đạt từ 90% trở lên.

2. Giai đoạn 1976 – 1986:

          Năm học 1976 - 1977 trường cấp I và trường cấp II sát nhập thành trường Phổ thông cơ sở.

          Năm 1977 đến năm 1979 nhà trường gồm 19 lớp với tổng số học sinh là 740 và 20 cán bộ giáo viên do thầy Cao Văn Nguyện quê ở xã Quảng Thọ làm Hiệu trưởng, lúc này nhà trường đã có chi bộ riêng.Với 4 Đảng viên do thầy Phạm Văn Tiêu làm bí thư. Đến năm 1980 số Đảng viên đã tăng là 6 người và thầy Bùi Ngọc Dạn ( Quê ở xã Quảng Hải),  làm bí thư và Thầy Nguyễn Sĩ Nghi (quê ở xã Quảng Giao) làm phó bí thư.

          Bắt đầu từ đầu những năm 1980 Số học sinh tăng nhanh. Lúc này tại địa phương có làm thêm một số phòng học lợp giấy dầu, tranh kè… Có thể nói đây thời điểm vô cùng khó khăn cái chung và cái riêng cùng lúc ập đến thử thách đời sống giáo viên nhiều thầy cô phải bươn chải, vật lộn với cuộc sống đời thường, đồng lương ít ỏi, lương thực – thực phẩm khan hiếm, ngoài giờ lên lớp các thầy cô còn phải thức khuya, dậy sớm lo cho bữa cơm đạm bạc thường ngày, rồi san sẽ đùm bọc nhau trong tình thân ái. Công đoàn phát động tương thân, tương ái “ Lá lành đùm lá rách – Lá rách ít đùm lá rách nhiều”  để hoàn thành nhiệm vụ trên giao, điển hình như thầy Cao Văn Nguyện, cô Lê Thị Lan (Quảng Đức)…

          Trong giai đoạn này có nhiều người đạt giáo viên Giỏi Huyện, chiến sĩ thi đua như thầy Cao Văn Nguyện, Phạm Văn Tiêu, Bùi Ngọc Dạn…

Năm hoc 1979- 1981 do thầy Lê Văn Vang quê Quảng Giao làm Hiệu Trưởng

Năm học 1981 – 1982- 1983  thầy Nguyễn Sĩ Nghi ( Xã Quảng Giao làm Hiệu trưởng ), Hiệu phó là thầy Bùi Ngọc Dạn ( Quảng Hải), Nguyễn Hữu Bùi (Quảng Đại) – Hiệu phó kiêm chủ tịch công đoàn.

          Năm 1983 – 1984 : Nhà trường có 24 lớp  với tổng  số 850 học sinh, do thầy Lê Xuân Phong quê ở Quảng Đại làm Hiệu trưởng, thầy Nguyễn Hữu Bùi và cô Nguyễn Thị Tân  quê ở Quảng Giao làm hiệu phó, cô Nguyễn Thị Lược là  chủ tịch công đoàn   

          Năm học 1984 -1985 và 1985 – 1986, năm học 1986- 1987 thầy Trần Xuân Diện (Quảng Đại) làm Hiệu trưởng, thầy Nguyễn Hữu Bùi và cô Nguyễn Thị Tân làm Hiệu phó, cô Nguyễn Thị Lược tiếp tục làm chủ tịch công đoàn. Trong thời kỳ này có nhiều học sinh giỏi đã trưởng thành ở từng làng như:

* Làng Nghiêm Phùng (nay là thôn 2) có các ông , bà như: Cô Nguyễn Thị Hoa Hiện nay cô Hoa là Phó hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương III;  Lê Xuân Cường, Hiện là Hiệu trưởng trường Nội Trú Lang Chánh; Nguyễn Thị Quy, Bác sĩ đang công tác tại Tỉnh Đồng Nai.

* Làng Bùi Đông (nay là thôn 5)  có các ông , bà như: Lê Bá Phúc, thạc sĩ ngành điện tử viễn thông.

* Làng Mỹ Lâm (nay là thôn 6)  có các ông , bà như: Phạm Thị Vân Anh, tiến sĩ, giảng viên trường ĐH Hồng Đức; Phạm Thị Vân, Phạm Văn Cường, Phạm Văn Hưng là những học sinh giỏi cấp Tỉnh hiện  nay đều là cán bộ công chức nhà nước.

* Làng Phú Xã (nay là thôn 7,8,9)  có các ông , bà như: Hoàng Văn Truyền

Phó chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn

          Trong giai đoạn này chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Tốt nghiệp và lên lớp đạt 95- 97%, số học sinh có đạo đức khá tốt là 98%. Nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến. Công đoàn nhà trường đạt danh hiệu “Công đoàn vững mạnh”. Đặc biệt thời kỳ này dù khó khăn nhưng nhà trường đã tổ chức tốt các phong trào Đoàn , Đội. Các phong trào “Chiến sĩ măng non”, “Kế hoạch nhỏ”...của nhà trường luôn được Hội đồng đội Huyện tuyên dương và tặng giấy khen.

3. Giai đoạn 1987 – 2003:

Năm học 1987-  1988 nhà trường gồm 20 lớp, số học sinh là: 820, số giáo viên là 27 đ/c do cô Trần Thị Liên quê ở Quảng Giao làm Hiệu trưởng, Hiệu phó là thầy Nguyễn Hữu Bùi, cô Nguyễn Thị Tân ở Quảng Đại làm chủ tịch công đoàn. Chi bộ lúc này gồm 7 Đảng viên do cô Phạm Thị Thái làm Bí thư.

Năm học 1988 - 1989 thầy Lê Trọng Huy quê ở Quảng Giao làm Hiệu trưởng, cô Bùi Bích Phương quê ở Quảng Phong làm Hiệu phó kiêm chủ tịch công đoàn. Lúc này số lớp là 22, số học sinh là 970 số cán bộ giáo viên là 28 số Đảng viên là 7 và do cô Phạm Thị Thái làm Bí thư chi bộ.

Năm 1990- 2003, số lớp tăng dần, lúc này nhà trường có 26 lớp hơn 1.000 học sinh cán bộ giáo viên 24, có 9 Đảng viên do thầy Trịnh Thăng Thanh quê ở Quảng Lưu làm Hiệu trưởng và cô Nguyễn Thị Tơ là Bí thư chi bộ nhà trường, cô Bùi Bích Phương làm Hiệu phó kiêm chủ tịch công đoàn.  Đứng trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống đời thường và chịu ảnh hưởng của nền kinh tế đất nước, nhiều giáo viên vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo, thực sự là tấm gương sáng cho đồng nghiệp và học sinh noi theo, đó là các cô Nguyễn Thị Tơ, Phạm Thị Hạnh, Hà Thị Soi, ....

Dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự quan tâm của nhân dân địa phương mà đứng đầu là đồng chí bí thư Đảng uỷ Trần Hữu Cẩm và đồng chí Chủ tịch Hoàng Văn Mùa đã xây dựng một khu trường mới khang trang gồm 8 phòng học lợp ngói, và một khu văn phòng gồm 2 phòng.

Năm 1994 đã xây dựng tiếp 9 phòng cao tầng từ nguồn kinh phí của nhân dân đóng góp. Điều đó đã khích lệ thầy trò trường THCS Quảng Đại phấn đấu thi đua day tốt  - học tốt, giai đoạn này có nhiều giáo viên giỏi Tỉnh, giỏi Huyện như: cô Nguyễn Thị Tơ, Phạm Thị Hạnh, Hà Thị Soi, Lê Thị Tuấn, Nguyễn Thị Phấn…

          Nhiều học sinh từ mái trường này giờ đã trưởng thành như: Nguyễn Văn Trung – Thôn 2 hiện đang là giảng viên Trường Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Đặng Thanh Bình – thôn 2  hiện là Hiệu phó Trường Tiểu học Quảng Lộc; Nguyễn Danh Thành – thôn 2  giáo viên Trường Lục quân II; Đặng Ngọc Thanh – thôn 2 cán bộ Huyện uỷ; Nguyễn Danh Thanh- thôn 2 giáo viên Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên.  

4. Giai đoạn từ 2003- đến nay

          Năm học 2003- 2004, 2004- 2005, 2005- 2006  Trường THCS Quảng Đại do Cô Tô Thị Thư quê ở Phường Đông Vệ - TP làm Hiệu trưởng. Cô Nguyễn Thị Tơ làm hiệu phó, cô Nguyễn Thị Phấn làm chủ tịch Công đoàn, cô Nguyễn Thị Phúc làm Tổng phụ trách đội. Thời điểm đó nhà trường có 19 lớp hơn 700 học sinh  và 28 cán bộ giáo viên.

          Với bao khó khăn từ những ngày đầu mới tách trường tưởng như không thể khắc phục nổi, cơ sở vật chất thiếu thốn, phòng học thiếu lại dột nát, bàn ghế thiếu, học sinh phải học ca 3. Đứng trước hoàn cảnh khó khăn đó, dưới sự chỉ đạo của chi bộ Ban giám hiệu nhà trường, chi đoàn, Đoàn thanh niên đã tạo ra khối đoàn kết nội bộ. BGH đã tham mưu với lãnh đạo địa phương, tuyên truyền vận động nhân dân ủng hộ ngày công, đóng góp tiền bạc để xây dựng cơ sở vật chất như làm thêm phòng học, văn phòng, phòng thư viện, xây lại tường rào.

          Từ những cố gắng không biết mệt mỏi của thầy và trò lại được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Đảng, chính quyền địa phương xã nhà vì vậy phong trào giáo dục của trường THCS trong giai đoạn này đã đạt được những thành tích hết sức phấn  khởi như: Chi bộ luôn đạt trong sạch, vững mạnh; Nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến cấp Huyện; Công đoàn luôn đạt

“Vững mạnh xuất sắc”; Đoàn đội được Huyện đoàn tặng giấy khen; Nhiều cô giáo đạt giáo viên giỏi cấp huyện và có nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp huyện, điển hình trong phong trào này là các cô Nguyễn Thị Phấn, Lê Thị Tuyển, Nguyễn Thị Tươi, Đỗ Thị Trinh, Trần Thị Huyền, Nguyễn Thị Huệ....

          Giai đoạn này có 7 HS đạt giải cấp tỉnh và nhiều học sinh đạt giải cấp huyện. Điển hình là các em: Nguyễn Văn Hải – thôn 1 HSG môn Hóa cấp tỉnh, hiện nay là giảng viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và đang nghiên cứu sinh tại Đài Loan; Các em Đới Sỹ Hưng – thôn 2, Phạm Văn Nghị - thôn 6 , Phạm Văn Công – thôn 6 , Phạm Văn Phước – thôn 6 , nhiều lần đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi, đến nay các em đã trưởng thành và là những cán bộ nhà nước có nhiều triển vọng; Em Nguyễn Bá Cường – thôn 9 là học sinh cũ của trường đã thành đạt, hiện đang công tác tại Thành Phố Hồ Chí Minh, trong ba năm qua mỗi năm em gửi tặng nhà trường hàng trăm suất học bổng khuyến khích học sinh nghèo vượt khó. Còn lại các em đều đóng góp xây dựng quỹ khuyến học cho địa phương.

Năm học 2005 – 2006 đến tháng 7/2011 cô Thư và cô Tơ về nghỉ hưu, thầy Lê Thanh Hải quê  Hoàng Hóa,  nơi cư trú Phường Đông Sơn- TP Thanh Hóa được bổ nhiệm về làm Hiệu trưởng kiêm bí thư chi bộ, cô Nguyễn Thị Tươi làm Hiệu phó kiêm Chủ tịch Công đoàn. Toàn trường có 28 cán bộ giáo viên trong đó có 23 đảng viên, 12 lớp với gần 500 học sinh.

Từ tháng 1/2012 đến nay (2020 ) :  Cô Nguyễn Thị Hoa  quê Cẩm Vân, Cẩm Thủy, nơi cư trú Quảng Cát- TP Thanh Hóa  được điều động từ trường THCS Quảng Minh về làm Hiệu trưởng trường THCS Quảng Đại, kiêm Bí thư chi bộ nhà trường, Đại biểu HĐND xã Quảng Đại nhiệm kì 2016- 2020 .

Cô Nguyễn Thị Tươi làm Hiệu phó đến ngày 01/10/ 2018 thì chuyển đến THCS Quảng Hùng. Thầy Nguyễn Văn Tĩnh – quê Thiệu Phú- Thiệu Hóa, nơi cư trú Phường Trường sơn – TP Sầm Sơn làm Hiệu phó từ ngày 09/10/2019.

 

II. THÀNH TÍCH NỔI BẬT

 

- Tháng 7/ 2012 trường THCS Quảng Đại được đón bằng công nhận trường Chuẩn quốc Gia, Đơn vị đạt Văn hóa cấp tỉnh năm 2013, giấy khen của Giám đốc SGD&ĐT, giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương, UBND Thị xã Sầm Sơn.

- Chi bộ được nhiều năm đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, được công nhận đơn vị trong sạch tiêu biểu 3 năm liền cấp Huyện.

- Công đoàn và các tổ chức đoàn thể được khen cấp huyện, thị ,TP

- Có 3 GV đã đạt danh hiệu GVG Cấp Tỉnh, 10  GV đạt danh hiệu GVG cấp Huyện , Thị, TP. Có  6 đ/c CBQL&GV đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 12 lượt GV được khen cấp tỉnh trong cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn và công tác Đội, 18 lượt GV được khen cấp TP.

- Từ năm 2012 đến 2017 có 222 lượt HS đạt giải HSG Cấp Huyện thị TP, có 25 lượt HS đạt giải cấp Tỉnh, có 1 giải HSG cấp Quốc gia , có 2 cờ đạt hạng nhì trong Hội khỏe Phù Đổng cấp Huyện.

III. DANH SÁCH HIỆU TRƯỞNG QUA CÁC THỜI KỲ

 

TT

Họ và tên

Quê quán

Thời gian làm Hiệu trưởng

Ghi chú

1

Thầy: Đỗ Xuân Xiển

Quảng Đức - QX

1971 - 1972

 

2

Thầy: Phạm Văn Tiêu

Quảng Đại – QX

1972 – 1973

 

3

Thầy: Lê Trung Rạng

Quảng Ninh -QX

1973-1977

 

4

Thầy: Cao Văn Nguyện

Quảng Thọ - QX

 

1977 - 1979

 

5

Thầy : Lê Văn Vang

Quảng Giao – QX

1979-1981

 

6

Thầy: Nguyễn Sĩ Nghi

Quảng Giao - QX

1981 - 1983

 

7

Thầy: Lê Xuân Phong

Quảng Đại -QX

1983 -1984

 

8

Thầy: Trần Xuân Diện

Quảng Đại – QX

1985 – 1987

 

9

Cô: Trần Thị Liên

Quảng Giao – QX

1987 - 1988

 

10

Thầy: Lê Trọng Huy

Quảng Giao – QX

1988 - 1989

 

11

Thầy: Trịnh Thăng Thanh

Quảng Lưu – QX

1990 –  2003

 

12

Cô: Tô Thị Thư

P. Đông Vệ - TP

2003 – 2005

 

13

Thầy: Lê Thanh Hải

P. Đông Sơn – TP

2006-  2011

 

15

Cô: Nguyễn Thị Hoa

Cẩm Vân – Cẩm Thủy

01/2012 đến nay

 

 Quảng Đại, ngày0 3 tháng 3 năm 2020

                                                                        Hiệu Trưởng

 

 

Nguyễn Thị Hoa

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
11859